Làm sinh động bài giảng bằng Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, Hợp tác xã

Nhằm thực hiện Quyết định của 340/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, Hợp tác xã giai đoạn 2021-2030 và Công văn số 2542 ngày 28 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Trường Đại học Hà Tĩnh sẽ triển khai Quyết định này bằng những bài giảng chất lượng.

Trên cơ sở Quyết định số 340 340/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các cơ quan đơn vị trong tỉnh, trong đó có Trường Đại học Hà Tĩnh cần tập trung triển một số nhiệm vụ sau:

-Xác định rõ rõ phát triển kinh tế tập thể, Hợp tác xã (KTTT, HTX) là xu thế tất yếu, nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và thực hiện trên cơ sở bám sát thực tiễn, không chạy theo số lượng, đảm bảo chất lượng, hoạt động hiệu quả, đúng định hướng phát triển KTTT theo ngành, lĩnh vực chủ yếu và các giải pháp được chỉ rõ tại Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

-Khuyến khích phát triển KTTT trong các ngành nghề, lĩnh vực theo tiềm năng lợi thế của từng địa phương, ưu tiên xây dựng mô hình HTX gắn với chuỗi giá trị, gắn với sản phẩm chủ lực của quốc gia, địa phương, chương trình OCOP…; mở rộng quy mô thành viên. HTX tập trung phát triển và cung ứng các dịch vụ phục vụ thành viên, hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ; đảm bảo lợi ích hợp pháp của các thành viên.

-Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách về phát triển KTTT, HTX, quán triệt nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức và nhân dân về bản chất của KTTT, HTX nhất là về HTX kiểu mới, vai trò quan trọng của phát triển KTTT trong giai đoạn hiện nay.

-Tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực KTTT, chú trọng đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về KTTT, HTX đáp ứng yêu cầu phát triển KTTT, HTX trong giai đoạn mới; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phổ biến, nhân rộng các mô hình tiêu biểu, điển hình tiên tiến, thành công, hiệu quả. 

-Tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình đào tạo, tập huấn cho cán bộ HTX, tổ hợp tác nhằm nâng cao năng lực, trình độ quản lý điều hành, quản trị sản xuất kinh doanh, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ, áp dụng các mô hình tiên tiến, điển hình vào thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường. Lồng ghép các nội dung của Chiến lược trong quá trình hoạch định chính sách; xây dụng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng địa phương, đơn vị.

-Quan tâm, phát triển các tổ chức, cơ sở đảng, đoàn thể trong tổ chức ΚΤΤΤ, ΗΤΧ. Khuyến khích các tổ chức KTTT, HTX chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, từng bước thực hiện chuyển đổi số nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường và từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm.

-Phát huy vai trò, chức năng của Mặt trận Tổ quốc để tuyên truyền, vận động Nhân dân tự nguyện tham gia và thực hiện các quy định pháp luật về KTTT, HTX; đồng thời, tham gia góp ý, phản biện các chương trình, kế hoạch hành động phát triển KTTT, HTX.

-Phát huy vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh tinh và các tổ chức hội, hiệp hội khác trong việc phát triển KTTT, HTX. Trên cơ sở Luật HTX năm 2012, các quy định pháp luật liên quan và tình hình thực tế hiện nay, nghiên cứu, đề xuất các quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động và nội dung, phương thức hỗ trợ đối với khu vực KTTT, HTX do hội viên làm chủ; bảo đảm các quy định phù hợp với tính chất đặc điểm của hội viên mình nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các hội viên tham gia thành lập, phát triển KTTT, HTX; tuyên truyền, vận động hội viên tích cực tham gia thành lập, phát triển KTTT, HTX.

-Tăng cường hợp tác quốc tế về phát triển KTTT, HTX.

Đối với Trường Đại học Hà Tĩnh, kể từ khi thành lập đến nay, Trường đã không ngừng cải thiện trên mọi phương diện mà trọng tâm là chất lượng giáo dục. Hiện Trường Đại học Hà Tĩnh có đội ngũ 360 cán bộ, giảng viên và nhân viên, trong đó có hơn 90% giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên, với quy mô đào tạo gần 4.000 học sinh sinh viên. Trường đã đào tạo gần 12.000 nhân lực phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh và khu vực, trong đó hơn 3.500 nhân lực cho nước CHDCND Lào.

Vì vậy, việc nghiên cứu đưa nội dung phát triển KTTT, HTX vào chương trình dạy cho khối kinh tế và chính trị không phải là nhiệm vụ quá khó khăn đối với các giảng viên Trường Đại học Hà Tĩnh. Bởi việc cập nhật các nội dung mới, lồng ghép các kiến thức mới là việc làm thường xuyên của các giảng viên Trường Đại học Hà Tĩnh.

(Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng thường xuyên, 20/5/2021)

(Visited 83 times, 1 visits today)